BST vải Ascot Drapers là dòng vải cao cấp thuộc thương hiệu Vitale Barberis Canonico được nhập khẩu từ Italy. Ascot có tổng cộng 67 mẫu vải, mỗi mẫu đều được dệt từ 100% Lana (WV). Trong đó, các sợi vải được chập từ 2, 4 hoặc 6 sợi nhỏ hơn tạo nên tính bền chặt cho trang phục. Xứng danh trở thành dòng vải đẳng cấp chuyên dùng để may âu phục.
I. Vải Ascot Drapers | 100% Lana (WV)
Ascot có tên gọi đầy đủ là Drapers Ascot Two, Four, Six-Fly. Chính cái tên đã thể hiện được đầy đủ quá trình sản xuất nên dòng vải. Ascot được dệt hoàn toàn từ 100% wool thượng hạng. Mỗi sợi vải trước khi dệt đều được chập lại từ hai, bốn hoặc sáu sợi vải nhỏ hơn. Điều này đã tạo nên một dòng vải may âu phục cao cấp và bền chắc. Đây chính là lí do nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao dòng vải này.
Bên cạnh đó, vải cũng rất đa dạng về màu sắc, từ vải trơn cho đến các họa tiết kẻ ô, kẻ sọc, nanh sói… Tất cả chúng đều mang một vẻ đẹp vô cùng sang trọng. Bạn không chỉ có nhiều sự lựa chọn hơn mỗi khi chọn vải may đo. Mà còn có thể đa dạng các bộ vest trong tủ quần áo của mình.
Xem thêm: Tổng hợp 1000+ mẫu vải may âu phục thời trang.
II. Nguồn gốc và ưu điểm vượt trội của vải Ascot Drapers
1. Nguồn gốc vải Ascot
Drapers là một đơn vị sản xuất vải may lâu đời của Ý. Năm 1956, Arturo Lolli đã thành lập thương hiệu này tại trung tâm lịch sử Bologna. Với nhiều thập kỷ kinh nghiệm khi làm việc tại các doanh nghiệp dệt may lớn. Gia đình Lolli đã cộng tác với nhau để tạo ra công ty vải may cho riêng mình.
Mãi cho đến tận năm 1974, Drapers mới chính thức mở rộng thị trường, không ngừng nghiên cứu những sản phẩm mới. Kết quả kinh doanh sau đó vô cùng khả quan. Thương hiệu này bắt đầu tiếp cận nhiều hơn với thị trường châu Âu. Họ mang đến những chất vải đa dạng, cung cấp cho các nhà may và các thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Ý lúc bấy giờ.
Sau đó, Drapers đã bị Vitale Barberis Canonico mua lại 49% cổ phần và chính thức trở thành đơn vị tiếp quản của thương hiệu này.
Ascot là một trong năm BST vải được ưa chuộng nhất của Drapers. Đây chính là kết quả sự cộng tác của 2 thương hiệu lừng danh. Mang đến những mã vải không chỉ đẹp mà còn chất.
Xem thêm: Địa chỉ nhà may âu phục uy tín, thời trang tại Tp. HCM.
2. Đặc điểm và tính chất
Với vải Ascot, nếu bạn ngồi yên trong một thời gian dài, các nếp nhăn vẫn sẽ xuất hiện. Nhưng khi đứng dậy và đi được một lúc, hầu hết các nếp nhăn sẽ bật trở lại và biến mất. Chất vải mềm mại đến nỗi khi bạn bước đi, bạn sẽ cảm nhận được sự trang nhã trên chính trang phục của mình.
Đây là loại vải được dệt từ 100% wool, vì thế khi mặc lên sẽ luôn có cảm giác mềm mại và dễ chịu. Ascot Drapers được ví như vải lanh và bông của Ireland, thoạt đầu trông hơi thô cứng. Nhưng khi tiếp tục sử dụng, bạn sẽ thấy đây là loại vải càng cũ càng tốt, càng có nét cá tính riêng.
Nhược điểm duy nhất của BST này là vải tương đối nặng. Vì thế, phù hợp nhất là dùng để may trang phục Thu – Đông. Tuy nhiên, bạn yên tâm rằng nó không quá nóng như bạn tưởng tượng. Bởi nhờ có phương pháp dệt độc đáo, trang phục luôn có sự thoáng mát và bạn hoàn toàn có thể mặc nó ở Việt Nam một cách dễ chịu.
III. Giá vải Ascot Drapers
Giá vải và công may cho từng loại trang phục đã được trình bày ở đầu bài viết, bạn có thể tham khảo. Khi so sánh chi phí để sở hữu một bộ vest vải Ascot Drapers, bạn sẽ thấy rõ nó ở phân khúc cao cấp hơn, cũng đồng nghĩa với việc chất lượng sẽ vượt trội hơn so với những dòng vải khác.
Với người có thể hình cao to, cần đến nhiều vải may hơn. Tùy trường hợp sẽ cần đến số lượng vải may nhiều hơn. Nhưng đừng quá lo lắng, thợ may của chúng tôi sẽ cho bạn biết nếu có bất cứ sự điều chỉnh nào về giá. Mọi chi tiết sẽ được minh bạch và có sự đồng ý của bạn trước khi thực hiện.
Xem thêm: Gợi ý kiểu dáng may vest nam từ cơ bản đến thời trang.
IV. Cách bảo quản vải Ascot Drapers
Vải Drapers đa phần được dùng để may âu phục như suit, áo măng tô, quần tây… Vì thế, cách bảo quản cũng cần phải lưu ý cẩn thận. Nhất định phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến phom dáng cũng như thay đổi cấu trúc vải.
Dưới đây là một số bí quyết để giữ cho bộ âu phục luôn được tinh tươm, hãy cùng Thomas Nguyen tìm hiểu nhé!
- Sau khi sử dụng trang phục, bạn nên treo nó tại nơi thoáng mát để bộ đồ có thể hồi phục trở lại. Đồng thời tránh giữ nước bên trong sợi vải.
- Không nên giặt máy và chỉ nên giặt khô từ 1 – 2 lần/năm, vì hóa chất và lực từ máy giặt có thể làm hỏng bộ trang phục của bạn. Hãy tự giặt tay tại nhà, vò nhẹ và phơi khô.
- Nên sử dụng hạt hút ẩm trong tủ quần áo để đảm bảo trang phục của bạn luôn được khô thoáng, không ẩm mốc gây hư hại quần áo.
- Sau một ngày làm việc, hãy dùng bàn chải lông mềm nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn. Đặc biệt chú ý đến cổ áo và cổ tay áo, những khu vực này dễ chứa bụi.
Để thông tin thêm về các loại vải khác cũng như tìm hiểu về dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể ghé thăm và tham khảo qua kênh fanpage Thomas Nguyen Tailor & Design. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua thông tin bên dưới!
*Thông tin liên hệ
THOMAS NGUYEN | TAILOR & DESIGN
Các bài viết liên quan