Để một bộ âu phục may đo trở nên độc đáo và mang tính cá nhân hóa, các chi tiết vest đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ những điểm nhấn nhỏ, chúng được kết hợp lại nhờ đôi tay khéo léo của người nghệ nhân. Để rồi tạo nên một kiệt tác nghệ thuật mang tên Suit Bespoke.
Trong bài viết này, Thomas Nguyen Tailor sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các kiểu chi tiết trên áo vest. Đưa ra lời khuyên phù hợp cho từng phong cách mà bạn lựa chọn. Hãy cùng chúng tôi thiết kế nên bộ âu phục mang màu sắc cá nhân của riêng bạn tại đây!
MỤC LỤC
- I. Sơ lược về Suit Bespoke
- II. Phân loại các kiểu áo vest nam
- III. Tổng hợp các chi tiết vest
- 1. Chi tiết vest – Ve áo (Lapels)
- 2. Canh tóc cho áo vest (Canvas)
- 3. Chi tiết vest – Đường xẻ tà sau (Vent)
- 4. Chi tiết vest – Cúc áo, khuy áo (Buttons)
- 5. Các kiểu túi áo vest (Jacket Pockets)
- 6. Nội thất bên trong của một chiếc áo vest
- 7. Chi tiết vest – Đột chỉ (Pick Stiching)
- 8. Khuyết Milanese (Milanese Buttonhole)
- III. Lời kết – lựa chọn chi tiết vest phù hợp
I. Sơ lược về Suit Bespoke
Khi nhắc đến Suit Bespoke – đây không chỉ đơn thuần là ‘may đồ’ mà là cả một ‘nghệ thuật may đo’ đầy thú vị. Thú chơi âu phục này khởi nguồn từ các quốc gia châu Âu, điển hình là Anh, Ý và Pháp. Trong các kiểu suit sẽ được đề cập trong phần tiếp theo, loại cơ bản nhất được cấu tạo từ hai phần: áo vest (suit jacket) và quần âu (trousers). Chúng được may từ cùng một chất liệu vải với màu sắc và họa tiết giống nhau.
Một bộ Suit Bespoke thường được may đo để vừa vặn với cơ thể người mặc. Với các chi tiết được thực hiện thủ công tỉ mỉ bằng tâm sức của người nghệ nhân may đo. Chính vì thế những bộ âu phục không chỉ mang đến phong cách thời trang đầy quyền lực mà còn làm nổi bật cá tính riêng của từng quý ông.
⇒ Xem thêm: May đo bespoke suit tại TP. HCM
Dưới đây là quy trình tạo nên một bộ Suit Bespoke đầy chất ‘nghệ’ tại Thomas Nguyen Tailor:
II. Phân loại các kiểu áo vest nam
Có rất nhiều kiểu dáng âu phục khác nhau, trong đó bốn loại phổ biến nhất đó là: vest ba mảnh, vest hai mảnh, vest hai hàng khuy và lễ phục tuxedo.
Bộ vest hai mảnh: bao gồm áo vest và quần tây. Đây được xem là phong cách đơn giản, phù hợp với nhiều sự kiện khác nhau.
Bộ vest ba mảnh: bao gồm áo vest, quần tây và áo gile bên trong. Kiểu dáng này mang đến sự trang trọng và thường gây ấn tượng bởi sự chỉn chu.
Bộ vest hai hàng khuy: đây cũng là kiểu suit hai mảnh, tuy nhiên điểm đặc biệt của nó là phần đắp chéo tà phía trước. Thể hiện được sự mạnh mẽ và quyền lực của đấng mày râu.
Lễ phục Tuxedo: là trang phục đầy tính trang trọng chuyên dùng trong các sự kiện trọng đại như lễ cưới hoặc thảm đỏ. Điểm nhấn nổi bật nhất chính là phần ve áo được bọc lụa đầy tinh tế và đẳng cấp.
⇒ Xem thêm: Quy trình may đo vest nam – Thomas Nguyen Tailor
III. Tổng hợp các chi tiết vest
1. Chi tiết vest – Ve áo (Lapels)
Notch Lapel: là kiểu ve áo có phần cổ và ve tạo thành một góc 45 độ, nên hay còn gọi là ve chữ V. Đây là loại chi tiết áo thông dụng thường xuất hiện trong những bộ vest hiện đại, trẻ trung như các kiểu áo vest nam công sở, dạo phố…
Peak Lapel: nếu Notch Lapel mang đến sự trẻ trung thì những chiếc ve áo Peak Lapel lại có nét cổ điển hơn. Phần ve được thiết kế xếch lên trên tạo thành một mũi nhọn nên thường gọi là ve nhọn. Nó phù hợp với những quý ông có dáng người cao lớn, thể hiện sự vững chãi và mạnh mẽ.
Shawl Lapel: hay còn có tên gọi khác là ve sam. Đây là kiểu ve áo trang trọng thường xuất hiện trong những bộ tuxedo lịch thiệp. Nó mang đến một đẳng cấp hoàn toàn khác cho các quý ông khi so sánh với những kiểu vest khác.
⇒ Xem thêm: Địa chỉ may đo uy tín tại TP. HCM
2. Canh tóc cho áo vest (Canvas)
Cũng như các phân loại chi tiết vest khác, Canvas chính là đỉnh cao của một bộ suit may đo và được chia làm ba loại: full canvas, half canvas và fuse. Một tấm vải được dệt từ bờm ngựa chính là chất liệu để tạo nên lớp đệm canvas đặc biệt này.
Full Canvas: lớp đệm này chạy dọc toàn bộ phần thân áo, vai trò của nó là giữ cho dáng áo luôn vừa vặn với cơ thể người mặc, thể hiện sự đẳng cấp và giúp áo có tuổi thọ cao hơn. Toàn bộ phần full canvas đều được thực hiện một cách thủ công, tỉ mỉ vì thế giá trị của nó luôn được giới chuyên môn đánh giá cao.
Half canvas: đối với kiểu dựng này, chỉ đệm ở phần ngực áo. Phù hợp với những bộ vest không đòi hỏi sự trang trọng quá cao. Mà thường mang đến cảm giác thoải mái hơn cho các quý ông.
Fuse: Hoàn toàn không có lớp đệm như trên. Loại này thường phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới nắng nóng hoặc vào mùa hè. Nó có độ thoáng khí và mềm mại nhất định. Thường chỉ thích hợp cho những bộ suit casual thường ngày.
Dưới đây là một số hình ảnh chân thực nhất về thao tác kỹ thuật may full-canvas và video thành phẩm áo full-canvas tại nhà may âu phục Thomas Nguyen Tailor:
3. Chi tiết vest – Đường xẻ tà sau (Vent)
Các chi tiết đường xẻ tà được phân chia dựa theo phong cách của các nước được xem là cái nôi của nghệ thuật Suit Bespoke.
Single Vent: là chi tiết vest xẻ tà theo phong cách âu phục người Mỹ. Kiểu xẻ một tà này hiện khá được ưa chuộng vì mang lại sự thoải mái khi ngồi, đồng thời vẫn giữ được nét trẻ trung.
Double Vent: theo người Anh cổ điển, áo vest phải có hai đường xẻ tà phía sau. Chúng mang lại sự trang trọng và lịch thiệp.
No Vent: đối với người Ý, họ không sử dụng đường xẻ tà cho áo vest. Tuy nhiên, hiện nay sự đan xen giữa các phong cách với nhau đã là chuyện hoàn toàn bình thường.
Tùy vào phong cách của bộ âu phục mà cúc áo vest nam sẽ khác nhau. Ví dụ đối với những bộ vest công sở thông thường, loại cúc phổ biến là nhựa. Cao cấp hơn có thể là kim loại hoặc xà cừ. Riêng với tuxedo, lựa chọn trang trọng nhất đó chính là cúc áo bọc lụa.
Đối với phần cúc – khuy tay áo, thông thường sẽ có từ ba đến bốn chiếc cúc ở vị trí này. Nó có thể được xếp thẳng hàng hoặc xếp chồng lên nhau. Đối với dạng cúc xếp chồng (Kissing Buttons), nó thường chỉ xuất hiện trong những bộ suit cao cấp. Vì chi tiết vest này đòi hỏi sự tỉ mỉ rất nhiều của người nghệ nhân.
Một chi tiết khác cũng thủ công không kém ở phần tay áo đó là kiểu khuy khác màu. Nó vừa là một điểm nhấn, vừa thể hiện được sự chăm chút của người mặc cho bộ âu phục của mình. Quy tắc phối màu khuy đó là nó phải được đồng bộ với màu đường viền bên trong thân áo. Điều này sẽ giúp tạo sự đồng bộ cho cả bộ âu phục.
5. Các kiểu túi áo vest (Jacket Pockets)
Một chiếc áo vest thông thường sẽ có ba chiếc túi: túi ngực và hai chiếc túi hai bên hông. Túi ngực thường được dùng để chứa khăn tay. Còn túi hai bên được xếp hạng độ trang trọng theo thứ tự như sau:
Patch Pocket: là loại túi đơn giản nhất được may bên ngoài thân áo. Xếp hạng thang đo trang trọng ở mức độ một.
Flap Pocket: là loại túi được xếp hạng thang đo trang trọng ở mức độ hai và là loại thông dụng nhất. Nắp túi được may trên thân áo vest nam với phần túi nằm ẩn phía bên trong.
Jetted Pocket: Đây là kiểu túi trang trọng nhất với phần túi được may chìm phía bên trong chỉ để lộ phần viền túi.
Ngoài ra, một loại túi nhỏ khác tên là Ticket Pocket cũng thường được thêm vào phía bên trên chiếc túi chính bên hông. Trước đây nó thường được dùng để đựng đồng xu cho các quý ông. Cho đến hiện tại, vai trò của nó là trang trí cho các kiểu suit nam để tăng thêm phần cổ điển.
Thêm một lưu ý khác dành cho bạn nếu muốn sở hữu một bộ suit đậm chất “nghệ”. Chúng ta không chỉ phân biệt túi thông qua phong cách mà còn dựa trên dáng túi. Túi dáng thuyền thường tốn công sức để tạo hình hơn so với loại túi thẳng thông thường. Do vậy mà nó nhận được sự yêu mến đặc biệt từ các Sartorialist.
⇒ Xem thêm: Tổng hợp tất cả túi áo vest nam phổ biến
6. Nội thất bên trong của một chiếc áo vest
Một căn nhà tiện nghi phải được chăm chút cẩn thận từ trong ra ngoài và một chiếc suit jacket cũng vậy. Ngay cả khi những thứ không nhìn thấy được từ bên ngoài như lớp vải lót, đường viền mang cá và đường lưỡi gà được chăm chút tỉ mỉ. Nó vừa cho thấy tay nghề của người thợ may, đồng thời thể hiện sự chỉn chu của người mặc.
Bàn về vải lót, đây là một lớp vải được dệt từ lụa cao cấp, nó góp phần tạo nên sự mềm mại, giúp bạn thoải mái hơn khi mặc vest. Bạn hoàn toàn có thể tùy chọn nó theo sở thích riêng của mình. BST vải lót Dolce & Taylor mang đến nhiều mẫu mã khác nhau, bạn có thể tham khảo tại đây:
Đối với đường viền mang cá, độ cong của nó là một trong những điểm cộng thể hiện giá trị của sản phẩm vest may đo. Phải thật sự rất khéo léo mới có thể tạo ra được chi tiết đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêu tên của mình ở bên trong áo, đó như một kí hiệu đặc biệt thể hiện giá trị cá nhân hóa của chiếc áo suit jacket. Nếu bạn đang may suit cưới, hãy lưu giữ ngày kỉ niệm trọng đại ấy, nhiều năm sau nhìn lại, chắc chắn sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp được gợi nhớ.
7. Chi tiết vest – Đột chỉ (Pick Stiching)
Những đường chỉ đều từng mũi, thẳng tắp chạy dọc ở phần viền của ve áo, túi áo hoặc thân áo. Tất cả đều được thực hiện thủ công bằng tay 100%. Chỉ có những bộ Suit Bespoke mới có thể được đầu tư một cách chỉn chu và nghiêm túc như vậy. Nó giúp nâng bộ âu phục lên một tầm cao mới. Những bộ suit may sẵn ngoài kia hoàn toàn không thể nào so sánh được.
Một trong những chi tiết vest cuối cùng mà hôm nay Thomas Nguyen Tailor muốn giới thiệu đến bạn đó là khuyết Milan. Không giống với những chiếc khuy thông thường, khuyết Milan thường được thêu ở vị trí ve áo. Nó được xem là đỉnh cao của nghệ thuật may đo, bởi vì để tạo ra nó, người nghệ nhân may phải ngồi hàng giờ liền, sử dụng loại chỉ mềm mại và thêu tay từng mũi. Đảm bảo các đường chỉ may phải đều đặn và không lộ ra sợi chỉ. Sự tinh xảo này chính là một nét chấm phá độc đáo cho bộ suit may đo.
III. Lời kết – lựa chọn chi tiết vest phù hợp
Sau khi đã tìm hiểu tất cả các chi tiết để tạo nên một bộ vest may đo hoàn chỉnh. Bạn đã chọn lựa được phong cách cho bộ âu phục cá nhân của mình chưa. Hãy cho Thomas Nguyen Tailor biết nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết.
THOMAS NGUYEN | TAILOR & DESIGN
Xem thêm các bài viết có liên quan:
1. Các kiểu tay áo vest đẹp mà bạn chắc chắn phải thử khi may đo
2. 5 lời khuyên về mặc một bộ suit chuẩn quý ông
3. Tư liệu về các chi tiết trong bộ âu phục trích dẫn từ Wikipedia